Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Đ𝐢ề𝐮 𝐠ì 𝐤𝐡𝐢ế𝐧 𝐦ộ𝐭 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐭𝐫ở 𝐧ê𝐧 "𝐁Ì𝐍𝐇 𝐓𝐇ƯỜ𝐍𝐆" 𝐡𝐚𝐲 "𝐊𝐇Ô𝐍𝐆 𝐁Ì𝐍𝐇 𝐓𝐇ƯỜ𝐍𝐆"?

Trong mỗi chúng ta có 03 (ba) nhân tố cùng tồn tại, bình thường tách biệt nhau, đôi khi chồng chéo, trái ngược nhau, đó là: tâm hồn (lương tâm), bản ngã (cái tôi) và cơ thể. Tâm hồn tìm cách làm điều đúng đắn, bản ngã (một dạng tâm hồn ở mức độ thấp hơn) thì muốn trở nên đúng, còn cơ thể chỉ muốn thoát khỏi tất cả những lý luận lằng nhằng này.

Cơ thể chúng ta chỉ muốn làm gì dễ dàng và thoải mái nhất. Ví dụ điển hình cho việc lạm dụng sự tự do làm theo ý thích là việc ăn quá nhiều hay ngủ quá nhiều - theo đó có thể hiểu rằng khi muốn hành động theo điều cơ thể mách bảo, chúng ta chỉ muốn/không muốn làm điều gì đó vì cảm thấy muốn thế mà thôi. 

Ví dụ về hành động vì bản ngã như việc ta phải kiềm chế để không buột miệng buông lời chế giễu người vừa mới bỏ một đống tiền để mua một chiếc xe hào nhoáng chẳng để làm gì. Về bản chất, việc mua xe này của họ cũng chỉ là hành động cốt để thể hiện ra với người khác. Khi hành động theo bản ngã, chúng ta thường làm những việc cốt sao để đánh bóng hình ảnh bản thân, khiến người khác nghĩ tốt về mình, chứ không phải những việc mà chúng ta cho là đúng.

Cuối cùng, khi hành động vì lương tâm, chúng ta sẽ làm điều mà chúng ta cho là đúng, bất chấp việc chúng ta cảm thấy thế nào khi làm điều đó.

Tóm lại, cơ thể chỉ muốn làm cái mà nó thích làm, bản ngã muốn làm điều sẽ làm nó được nhìn nhận tốt, còn lương tâm chỉ muốn làm điều đúng đắn. Khi đồng hồ báo thức reo vào mỗi buổi sáng, cả 03 (ba) nhân tố này sẽ cùng đấu tranh trong bản thân chúng ta. Nếu chúng ta đưa tay tắt nút báo thức, bạn có đoán được nhân tốt nào đã vượt lên 02 (hai) cái còn lại không?

Sự thoải mái thực sự không phải là việc có thể làm điều mà chúng ta thích làm, mà là có thể làm điều mà chúng ta thực sự muốn làm, bất chấp việc chúng ta có thích làm hay là không. 

Khi vượt qua được những cám dỗ và để kháng cự được chúng, tức là chúng ta đã trải qua quá trình tự kiềm chế bản thân. Chỉ khi có thể hành động vì trách nhiệm, chúng ta mới có được sự tự tôn trọng bản thân, tức là lòng tự trọng. Lòng tự trọng và khả năng tự kiềm chế có mối quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau. Nếu chúng ta không thể kiềm chế mà làm một điều chỉ để thoả mãn sự hài lòng nhất thời hay chỉ làm sao cốt để bảo vệ và đánh bóng hình ảnh của bản thân thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ. Khi đó, chúng ta sẽ chỉ sống vì những cơn bốc đồng khó kiểm soát và lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác để duy trì bản ngã của mình. 

Một người khi đã rơi vào trạng thái như vậy thường rất dễ cáu gắt và tức giận khi mọi chuyện không được như ý muốn. Họ không bao giờ thoả mãn với cuộc sống của mình, và giống như một vật ký sinh, bám víu vào bất kỳ thứ gì có thể để tồn tại.

Những người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi bản thân luôn có những suy nghĩ về mong muốn; cơn bốc đồng và thôi thúc nhiều khi chỉ trong phút chốc và không phải thực sự là điều họ mong muốn. Những khi ở một mình, để chấm dứt được suy nghĩ "không thể chấp nhận được bản thân" lúc nào cũng giày vò tâm hồn mình, họ sẽ bất chấp tất cả để làm mọi thứ hòng giúp tâm trạng thoải mái hơn. Một dạng làm mà không nghĩ, làm theo cảm tính, làm để thoả mãn cảm xúc lúc bấy giờ và không muốn nghĩ tới hậu quả, mặc cho kết cục ra sao. 

Cái vòng luẩn quẩn này sẽ khiến người đó càng ngày càng tệ đi. Vì một khi không thoả mãn với bản thân, người ta thường có xu hướng tìm cách khoả lấp bằng những thú vui nhất thời, kéo theo đó là việc không thể kháng lại trước những cơn bốc đồng của chính mình như một đứa trẻ con. Những thú vui nhất thời có thể khiến người ta tạm quên đi nỗi mặc cảm hay buồn chán của mình, nhưng sau đó lại khiến họ rơi vào một đợt trầm cảm mới, tồi tệ hơn. Để rồi càng ngày họ càng rơi vào nỗi túng quẫn không lối thoát. 

Khi một kẻ không quan tâm tới bản thân, anh ta sẽ không thể yêu thương chính bản thân mình. Để lấp đầy những khiếm khuyết về tình cảm đó, anh ta sẽ buông thả mình để tìm cách khoả lấp bằng sự xoa dịu tìm kiếm, lao đầu vào những thứ vui vô vị, chìm đắm triền miên trong những trò tiêu khiển vô nghĩa. Giá trị của anh ta bị quyết định bởi những thứ vô bổ đó xoay vần trong đống cảm xúc tiêu cực hỗn tạp không nằm trong phương thức căn bản của một thằng đàn ông bản lĩnh. 

Khi chúng ta không yêu thích chính bản thân mình, thay vì việc làm sao để mình tốt hơn, chúng ta lại tự hành hạ mình bằng những thứ tưởng chừng như có thể giúp mình vui lên, như việc ăn uống vô độ, lạm dụng các loại chất kích thích (rượu bia hay thuốc lá, thuốc phiện, ma tuý,...) và vô vàn các hình thức tiêu khiển khác khiến chúng ta càng lúc càng xa rời cuộc sống. Chúng ta những tưởng làm như vậy là một cách khoả lấp, giúp chúng ta có thể yêu thương chính mình nhiều hơn, nhưng thực chất lại khiến chúng ta đánh mất bản thân mình nhiều hơn. Chúng ta không tự đầu tư vào bản thân để giúp mình tốt lên, hoàn thiện hơn mà lại tự đánh lừa, đầu độc mình bằng những ảo tưởng không đáng có. 

Giả sử, bạn đang rót nước vào một cái cốc không có đáy. Bạn càng rót, chiếc cốc càng có vẻ đầy lên. Nếu chiếc cốc đó là một người phải phụ thuộc vào người khác để xác định giá trị bản thân, người đó sẽ có cảm giác hài lòng khi bạn rót đầy nó. Ngay khi bạn dừng lại (biểu thị cho việc bạn không hoàn toàn tập trung, không tôn trọng hay yêu mến theo đúng ý họ), họ sẽ ngay lập tức trở nên trống rỗng và quay lại trạng thái bạn đầu (như khi bạn chưa bắt đầu rót) hoặc thậm chí tức giận, nổi điên lên. Họ sẽ không bao giờ có cảm giác hài lòng nào nữa, kể cả bạn có cố gắng cho họ bao nhiêu đi chăng nữa. Việc rót nước ban đầu giống như một ảo tưởng thoáng qua, là sự thoả mãn nhất thời, trôi tuột qua người đó nhưng không bao giờ lấp đầy được anh ta. Anh ta lúc nào cũng chỉ chăm chăm tìm kiếm tình cảm, sự đồng tình và tôn trọng từ nơi khác nhưng không bao giờ có đủ dũng khí để tiếp nhận và lưu giữ hết những tình cảm được cho đi ấy. Những tình cảm được cho, được rót vào rồi lại trôi tuột ra, không bao giờ ở lại, vốn dĩ từ đầu đã VÔ ĐÁY, RỖNG TUẾCH! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cũng khá lâu rồi, hôm nay cháu mới lại nhớ Ông đến vậy! Nhớ như một cái gì đó rất gần mà lại rất rất xa. Là không gian, là thời gian, khoảng...